Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, các doanh nghiệp, công ty môi giới (kinh doanh) Bất động sản ở khắp các tỉnh, thành, huyện thị… mọc lên như nấm, đi cùng với hoạt động của các doanh nghiệp này là đội ngũ nhân viên lịch sự, hùng hậu ( ta thường gọi là nhà môi giới hay cò đất).
Hiện nay, các doanh nghiệp cũng như nhân viên môi giới BĐS đã được pháp luật công nhận tư cách pháp lý trong việc kinh doanh Bất Động Sản từ năm 2006. Có điều trên thực tế là phần đông trong số họ ( Những người môi giới) chưa có chứng chỉ hành nghề, không được đào tạo về đạo đức kinh doanh , thiếu chuyên môn….đây là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Tuy nhiên, chúng ta không phủ nhận vai trò của các công ty, các nhà môi giới khi kết nối cung cầu, hỗ trợ tiêu dùng giữa người mua và người bán. Song trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, thay vì làm ăn chân chính không ít các công ty, doanh nghiệp, người môi giới đã bất chấp pháp luật tìm mọi thủ đoạn lách luật, tung ra các chiêu trò để bán được hàng bằng nhiều cách khác nhau, ( Săn đón, chào mời, quảng cáo quá lời, dẫn đi xem đất, hỗ trợ vay vốn, liên tục kề cận người mua, đôi khi tự họ còn mua đi bán lại với nhau….) khiến cho người dân mua đất ( con mồi) lao đao, khốn đốn và “sập bẫy” trước những cơn sốt đất ảo.
Trong sự sôi động của thị trường bất động sản, giá đất liên tục nhảy múa nhưng đất vẫn được mua đi, bán lại như không có điểm dừng, hết đất quy hoạch, đất đô thị, rồi lại đến đất nông nghiệp, nông thôn… Cũng chính bởi như vậy mà nghề môi giới Bất động sản hay còn gọi là ( cò đất) được mọi người đua nhau, đổ xô đi làm: Công nhân, nông dân chuyển sang làm cò đất; Giáo viên, công chức đi làm môi giới bất động sản; Kỹ sư, thạc sỹ cũng nhảy sang tham gia làm nhà đất; xe ôm..v..v.., thậm chí nhiều người sẵn sàng bỏ việc để đi làm môi giới, kinh doanh BĐS (cái nghề mà người ta thường gọi là cò đất )..; Vậy lý do tại sao lại có điều này? Điều này cũng dễ hiểu bởi lòng tham của con người trước những khoản “hoa hồng” do nghề này mang lại.
Đồn rằng, cứ sau mỗi cơn sốt đất lại xuất hiện một số người buôn đất giàu lên và trở thành đại gia; mỗi ô đất, căn nhà bán được (với giá từ 01 tỷ đến 3 tỷ ) phí môi giới giao động từ 02% – 04% hoặc cao hơn ..tương đương với số tiền giao động từ 20.000.000đ – 50.000.000đ. ..( Tuy nhiên đôi khi còn phụ thuộc vào lương tâm và sự hào phóng của người bán lẫn người mua). Số tiền này không hề nhỏ so với thu nhập bình quân của một nhân viên, giáo viên hay công chức.
Thời gian gần đây, nhiều nơi trên địa bàn huyện Đầm Hà cũng nhộn nhịp và sôi động ( Chợ BĐS) những giao dịch BĐS; nhiều công ty, sàn giao dịch BĐS được mọc lên nhằm kết nối cung cầu, hỗ trợ tiêu dùng giữa người mua và người bán; theo đó, việc thực hiện các giao dịch rất sôi động, người chào bán, người hỏi mua, mời chào chốt nhanh bởi những ô đất mà người trong nghề họ cho là tiềm năng, sinh lời ( Nghe hô hào chốt lô nào, còn lô nào….thực chất nghe sôi động khi giao dịch nhưng người muốn mua chỉ có một người, còn lại là nhân viên của các sàn giao dịch BĐS, người môi giới,.. bằn nhiều cách họ đẩy giá lên cao tạo ra những đợt sóng sốt đất, phá vỡ sự bình lặng trong giao dịch…). Những ô đất trên địa bàn huyện Đầm Hà một năm trước đây chỉ có giá 3.000.000đ – 3.500.000đ/m2 thì nay tăng lên 6.000.000đ – 8.000.000đ/m2 và có khi lên đến 10.000.000đ -12.000.000đ /m2 thậm chí còn cao hơn nữa tùy vào những thời điểm do những đợt sóng ( sốt đất) của thị trường tạo ra.
Các điểm tư vấn giao dịch BĐS trên phố Lê lương thị trấn Đầm Hà
Xét đến cùng thì nghành nghề kinh doanh nào cũng cần đến những chiêu trò,nhưng đối với nghề BĐS thì những chiêu trò tạo giá, thổi giá, thổi sóng, đẩy giá lên cao là những biểu hiện mang dấu hiệu của sự thao túng để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường BĐS. Đặc biệt đối với nghề BĐS khi mà chiêu trò càng nở rộ thì lợi nhuận và lợi ích sẽ không thuộc về Nhà nước.
Trước diễn biến của tình hình thị trường BĐS, nhằm nâng cao trách nhiệm và tăng cường quản lý nhà nước về thị trường BĐS, ngày 13/3/2022, Uỷ ban nhân dân huyện Đầm Hà đã ban hành Công văn số 606/UBND “ V/v chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện”. Theo đó , Uỷ ban nhân dân huyện Đầm Hà đã chủ động trong việc xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch về xây dựng và các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đồng thời, Uỷ ban nhân dân huyện đã phân công một đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phụ trách lĩnh vực đất đai, tài nguyên môi trường xem xét, trình Thường trực Huyện ủy cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, góp phần giải quyết nhu cầu của người dân về đất ở. Hiện nay, Uỷ ban nhân dân huyện đã hoàn thiện xong về điều chỉnh Quy hoạch vùng huyện, Quy hoạch chung mở rộng thị trấn Đầm Hà trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt (theo chỉ đạo sẽ phê duyệt trước tháng 6/2022); Huyện Đầm Hà đang thực hiện lập Quy hoạch xây dựng chung cho các xã. Để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa các quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, Uỷ ban nhân dân huyện Đầm Hà tạm thời dừng xem xét nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở cho đến khi Uỷ ban nhân dân tỉnh chính thức phê duyệt Quy hoạch vùng huyện, Quy hoạch chung mở rộng thị trấn Đầm Hà, thời gian kể từ ngày 24/3/2022. Đối với số hồ sơ đã đủ điều kiện do người dân nộp trước 24/3/2022, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách chủ động quyết định theo quy định.
Để kị thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các cá nhân, chủ đầu tư dự án để xẩy ra tình trạng quảng cáo sai sự thật, huy động vốn khi chưa đủ điều kiện, liên kết với các đối tượng môi giới ( cò đất) làm các chiêu trò mua đi, bán lại trái quy định, thổi giá, tạo sóng gây sốt đất ảo trên địa bàn toàn tỉnh, Ngày 15/4/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành văn bản số 2360/UBND – XD5 “ Nhằm tiếp tục nâng cao trách nhiệm và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thị trường bất động sản, việc tổ chức đấu giá đất, quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh BĐS trên địa bàn tỉnh”. Nội dung văn bản nêu rõ: UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý toàn diện về quy hoạch, đầu tư xây dựng, đất đai, môi trường, nhà ở, bất động sản..đối với các dự án trên địa bàn, để kịp thời ngăn chặn từ xa, từ sớm các hành vi từ khi bắt đầu có dấu hiệu vi phạm kinh doanh BĐS như: ( Tiếp tay, lừa đảo, trốn thuế, đấu giá…)
Uỷ ban nhân dân huyện Đầm Hà khuyến cáo mọi người dân hãy cảnh giác và tỉnh táo, để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.
(1).Không mua nhưng ô đất khi chưa có sổ; Đất nằm trong vùng đang quy hoạch, các khu quy hoạch.. hoặc những ô đất đang có tranh chấp ( mà sự tranh chấp đó chưa được các cơ quan chức năng giải quyết)
(2).Không mua những ô đất xây dựng nhưng chưa làm hoặc chưa có thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.
(3). Khi thực hiện mua bán, giao dịch không làm thủ tục đặt cọc và giao tiền cọc qua môi gới. Vì theo quy định của pháp luật thì các công ty môi giới chỉ giới thiệu sản phẩm, tư vấn sản phẩm cho người mua chứ không hoàn toàn được phép nhận tiền đặt cọc ( mà thực hiện việc đó phải là chủ đầu tư, chủ đất, người bán)
(4). Khi ký hợp đồng mua bán, đặt cọc cần đọc kỹ để lưu ý các điều khoản bất lợi như: ( Bên B không lấy lại tiền đặt cọc hoặc Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng….)
(5). Khi giao dịch trong hợp đồng nếu không có cụm từ này thì không vội ký, Cụm từ đó như sau: “ Sau khi hợp đồng có hiệu lực, nếu một bên vi phạm hợp đồng thì bên tuân thủ hợp đồng có quyền đòi bên vi phạm hợp đồng bồi thường tất cả mọi tổn thất bao gồm các chi phí: Chi phí kiện tụng, chi phí đi lại, chi phí luật sư, chi phí giám định và những chi phí khác nếu có” . Vì nhờ có cụm từ này nếu chẳng may rủi ro xẩy ra thì chúng ta sẽ tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ.
(6) Khi giao dịch mua bán các bên cần tuân thủ các quy định và thực hiện mọi nghĩa vụ và chính sách thuế đối với Nhà nước..!
Hy vọng rằng, với những khuyến cáo cơ bản, cần thiết sẽ giúp cho mọi người có nhận thức và cái nhìn đúng, để tỉnh táo và cảnh giác trước những cơn sóng sôi động của thị trường bất động sản trên địa bàn tỉn Quảng ninh nói chung và huyện Đầm Hà nói riêng..!
Đại Nghĩa – Trung tâm TT&VH