Chủ đề công tác năm 2020: "Huyện Đầm Hà tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Nhịp sống thời đại 4.0 và Đôi điều suy nghĩ về thực trạng đạo đức xã hội hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay, trước những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, nhiều giá trị bị lệch chuẩn, bị chi phối bởi sức mạnh đồng tiền, trong đó có giá trị “đạo đức”. Do đó mọi người cần phải có nhận thức , giữ mình và  tránh  xa mọi cạm bẫy, cám dỗ vật chất tầm thường của đời sống xã hội, giữ cho tâm hồn trong sáng, mọi hành vi  của bản thân từng cá nhân phải được  nâng lên thành văn hóa,  trong đối nhân xử thế, từ việc nhỏ đến việc lớn. Có phải mọi sai lầm, sự  lệch chuẩn, xuống cấp đạo đức xã hội đều do “mặt trái của kinh tế thị trường”? Hay còn có những nguyên nhân khác bắt nguồn sâu xa từ nền tảng văn hóa đang bị lung lay bởi sự thay đổi của cuộc sống hiện đại? từ nhận thức chưa đúng, chưa tới tầm? Từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” mà Đảng ta đã thẳng thắn chỉ ra tại Hội nghị TW4 ( khóa XII)? Điều này cần tiếp tục có sự nghiên cứu thấu đáo để đưa ra lời giải thỏa đáng , bắt đầu từ tầm vĩ mô, từ những nhà hoạch định chính sách.

Ngày nay chúng ta được sống trong một môi trường hòa bình, một  xã hội phát triển, nhưng chúng ta thường được nghe  một câu nói phản ánh rất thực tâm trạng của nhiều người đó là: “Mong kinh tế như hôm nay, còn đạo đức trở lại như ngày xưa”. Điều này nghe có vẻ nghịch lý, nhưng đó là điều có thực, như nhiều vị cao niên và lớp người đã từng sống trong thời kỳ chiến tranh, đất nước chưa đổi mới,thường tâm sự: “Thời chiến tranh, thời bao cấp mình thiếu thốn đủ thứ, nhưng rất giàu có về lý tưởng, nhân cách, tình nghĩa, sống thanh thản chứ đâu nhiều bon chen, bức xúc và nghịch cảnh khó hiểu như thời nay”. Nói ngắn gọn là trong những năm gần đây, đạo đức xã hội nước ta có chiều hướng đang xuống cấp, điều này làm mọi người không bằng lòng và thường xuyên lo ngại. Sự xuống cấp của đạo đức xã hội có thể định lượng như gần đây một số tác giả, phóng viên các báo, các phương tiện truyền thông  và nhiều bài phát biểu của các Đại biểu Quốc Hội đã nêu: “Đạo đức xuống cấp ở mức đáng báo động!”(1), “Thực trạng xuống cấp của văn hóa, đạo đức xã hội đã ở mức độ nguy hiểm”(2)… ứng xử giữa người với người, ngay cả trong một gia đình, dòng tộc, được tính bằng mạng sống, giá trị vật chất được đặt lên trên tình cảm máu mủ…cụ thể với nhiều biểu hiện “chưa từng có” so với trước đây ở xã hội chúng ta, thậm chí sự xuống cấp của đạo đức xã hội còn có chiều hướng gia tăng, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Điều này nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của đất nước, của Đảng ta, của chế độ XHCN mà Đảng và nhân dân ta đang dốc sức, dốc lòng để xây dựng.

Những việc làm tử tế dù rất nhỏ hàng ngày là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, đạo đức ngày càng lớn hơn (Ảnh: Nguồn Internet)

Người xưa có câu: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”“Nhân chi sơ, tính bản thiện”, đó là kinh nghiệm đúc kết của ông cha ta từ bao đời nay; những giá trị tốt đẹp ngàn xưa đã trở thành truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc, điều đó cần được giáo dục, lan tỏa và thấm sâu vào tâm hồn từng người Việt Nam, từ khi còn tấm bé, cho đến lúc trưởng thành; không chỉ dừng lại ở đó, mà sự giáo dục về truyền thống đạo đức còn được thể hiện qua ca dao, tục ngữ và ở những bài học đầu đời đối với mỗi người đó là: “Thờ cha, kính mẹ”“Chị ngã em nâng”“Anh em như thể chân tay”“Trên kính dưới nhường”“Bán anh em xa mua láng giềng gần”“Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”“Kính thầy yêu bạn”“Cô giáo như mẹ hiền” “Thấy người hoạn nạn cưu mang/Thấy người già yếu lại càng chăm nom”“Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”… Nhưng thực tế hiện nay, tình trạng xuống cấp đạo đức ngày càng phổ biến, gia tăng, trầm trọng; sự xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng bạo lực, cư xử thiếu văn hóa, coi thường pháp luật, đặc biệt sự hỗn láo, phản ứng tiêu cực trước sự nhắc nhở của thầy cô, người lớn… diễn ra trong một bộ phận học sinh, giới trẻ. Do vậy chúng ta cần phải nghiêm túc xem xét lại, đâu là nguyên nhân.?

Lý giải cho tình trạng này, chúng ta thật khó có câu trả lời thỏa đáng ngay. Nhưng nhìn nhận khách quan thì quá trình hình thành nhân cách của con người nói chung, của học sinh, của giới trẻ nói riêng, đều chịu tác động từ ba môi trường giáo dục chính:  giáo dục từ Gia đình, nhà trường và xã hội. Các chủ thể gia đình, trường học, xã hội đều có trách nhiệm và có khả năng đóng góp vào việc củng cố, phát triển đạo đức. Nhưng trước tiên bản thân mỗi người ( nhất là cán bộ, đảng viên) phải luôn rèn luyện, phấn đấu, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức và xác định rõ mục tiêu “Tu thân”  với thành ý và sự tâm huyết vì Đảng, vì tổ quốc và vì nhân dân, là việc làm thường xuyên. Điều đó thể hiện mỗi người đều có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. ( vì mỗi người trước tiên phải là một thành viên tốt trong gia đình và nhà trường, thì sau đó mới trở thành thành viên tốt của xã hội). Trong thực tế cuộc sống thì cách hành xử của giới trẻ đều từ sự bắt chước những gì mà họ quan sát được và học theo những hành động, cử chỉ, việc làm của người mà họ được tiếp xúc hàng ngày, đó là người thân, là bạn bè, đặc biệt nhất là  từ phía các thầy giáo, cô giáo.

Trong nhịp sống của thời đại (4.0), chúng ta vui mừng được chứng kiến sự chuyển mìn

Tranh minh họa (Nguồn: Internet)

h, phát triển của quê hương đất nước, song cũng không khó có thể nhận thấy, trong gia đình, xã hội, văn hóa ứng xử,  nền nếp gia phong, lễ nghĩa gia đình, chuẩn mực đạo đức đang bị mờ nhạt bởi chính sự thay đổi của cuộc sống hiện đại. Lối sống có trước có sau, kính trên nhường dưới, hiếu nghĩa với cha mẹ, hòa thuận với anh chị em, coi trọng bạn bè dường như nhường chỗ cho lối sống thực dụng, coi trọng đồng tiền, ăn thua trong từng lời nói. …Điều quan trọng hơn là một bộ phận giới trẻ không coi trọng giá trị đạo đức, Có thể chỉ một xô xát nhỏ trên đường, một lời nói, một cái nhìn không được người đối diện hài lòng cũng có thể dẫn đến cãi vã, xô xát, dẫn tới đánh nhau, gây thương tích. Gương tốt không nhiều người học hỏi nhưng hành động phản cảm lại được nhiều người để tâm và cổ xúy theo… ( VD: vụ án xét xử Khá Bảnh ; hiên tượng lợi dụng cổ vũ bóng đá để tổ chức đua xe; khỏa thân trên đường để ăn mừng chiến thắng….).Điều đó tạo ra nhiều vết rạn nứt, những mảnh vỡ đáng báo động cho nền tảng đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử của đất nước.

Ngô Bá Khá trả lời câu hỏi của HĐXX (Ảnh DANH TRỌNG)

Sự xuống cấp của đạo đức xã hội, văn hóa ứng xử  còn thể hiện ở những hành vi bạo lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bạo lực gia đình, bạo lực học đường, bạo lực nơi công cộng hay những hiện tượng, hành vi, vụ án, những vấn đề nổi lên trong thời gian gần đây: ( VD: Sự việc vỡ hụi, vỡ nợ; việc lừa đảo, bán hàng đa cấp; Hành vi rải đinh trên đường cao tốc; An toàn vệ sinh thực phẩm; hành vi hôi của; các vụ án thảm sát, giết nhiều người, cháu giết ông bà, con giết bố, vợ chồng giết nhau… ), ngoài ra có những người sẵn sàng dùng vũ khí “nóng”, vũ khí “lạnh” để giải quyết các mâu thuẫn trong mọi quan hệ , Nhiều trường hợp dẫn đến kết cục thật thương tâm. Đấy là những vấn đề làm ảnh hưởng và trực tiếp làm cho các giá trị văn hóa bị đảo lộn, đạo đức xã hội bị sói mòn. Cùng với nó là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, kết cấu xã hội và nhu cầu văn hóa của mọi tầng lớp dân cư tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội, Đặc biệt là tác động về mặt tiêu cực là nguy cơ cho xã hội, nó ảnh hưởng đến sự xuống cấp về đạo đức xã hội, ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng và chế độ XHCN mà chúng ta đang xây dựng.

Một số hành vi đạo đức trong giới trẻ đáng suy ngẫm trong thời gian qua ( Ảnh minh họa vov)

Có thể nói: Trong nhịp sống thời đại 4.0, nhờ vận động và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Ngày nay nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế và an sinh xã hội, đời sống của nhân dân được nâng lên đáng kể so với trước. Nhưng sự xuống cấp về đạo đức lại được thể hiện rất rõ trong lĩnh vực này, qua những vụ đại án hình sự và nhiều vụ án kinh tế.. mà nhiều người phải chịu sự trừng phạt của pháp luật lại nằm trong “ bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” “ tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đúng như nhận định của Đảng ta tại Hội nghị TW4 ( khóa XII). Trong nhịp sống của thời đại 4,0; trong nền kinh tế thị trường, để mưu sinh, mọi người đều hăng say lao động, tìm cách kiếm được nhiều tiền, điều này là chính đáng, tuy nhiên một số người đã tôn sùng đồng tiền một cách mù quáng, coi trọng đồng tiền “ coi tiền là trên hết” và tìm mọi thủ đoạn ( vi phạm pháp luật ) để có nhiều tiền, tạo mọi điều kiện để mặt trái của đồng tiền phát huy thì khi đồng tiền lên ngôi cũng chính là lúc đạo đức xuống cấp, văn hóa suy đồi. Kinh tế thị trường có nhiều mặt tích cực nên phát huy, nhưng những mặt tiêu cực của nó cũng cần được nhận diện một cách khách quan và khoa học hơn nữa, để khẳng định đúng gia trị của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà Đảng ta đang dốc lòng xây dựng. Điều này quả là chúng ta làm chưa tốt, không tốt, thậm chí còn có hiện tượng buông lỏng, thả nổi rất nguy hiểm. Phải thẳng thắn chỉ ra rằng, đạo đức xã hội và kinh tế chưa song hành, đạo đức xã hội chưa bắt kịp sự phát triển của kinh tế có một phần nguyên nhân là do tinh thần “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển” của Đại hội XII của Đảng chưa thực sự đi sâu vào đời sống, mặc dù nhiệm vụ xây dựng con người luôn luôn được Đảng ta đặt lên hàng đầu.

Khi chúng ta xác định: Phải bắt đầu từ việc xây dựng con người, từ ba môi trường giáo dục chính:  giáo dục từ Gia đình, nhà trường và xã hội, thì cũng có thể hiểu: Phát triển văn hóa, đạo đức trước tiên là xây dựng con người; và về quy luật phát triển thì không thể có một quốc gia phát triển, hiện đại mà đi cùng với nó lại là một nền văn hóa, đạo đức suy đồi và ngược lại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Khi dạy về đạo đức Người cũng nói: Đạo đức là gốc của người cách mạng, muốn làm cách mạng phải lấy đạo đức làm gốc.  vì trong mõi con người Đức là cơ sở của trí và tài, Đức làm cho tài hướng thiện, mà Đức và Tài kết hợp với nhau chính là cơ sở, niềm tin của dân chúng với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN. Cũng chính bởi lẽ đó mà  Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người ( Bác ví như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối ). Vì vậy người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân…Đạo đức trong mỗi con người được bác ví như:

“ Trời có 4 mùa  –      Xuân , Hạ, Thu, Đông

Đất có 4 phương  –  Đông, Tây, Nam, Bắc

Người có 4 đức   –   Cần,  Kiệm, Liêm, Chính”

Thiếu một mùa thì không thành trời; Thiếu một phương thì không thành đất và Thiếu một đức thì không thành người. và Người còn khẳng định: Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời xa xuống, ( Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên) Đạo đức có được là do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà được củng cố và phát triển, ví như: Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Vì khổ luyện mới thành tài, đau đớn hy sinh mới có đức.

Vì vậy, ngày nay trong thời đại 4.0, con người mà chúng ta xây dựng phải là những người hội tụ 3 yếu tố cơ bản: ( là người Có tâm, Có Tầm và Có Tài )  những con người chính trị có đức và có tài ,trong đó lấy đức làm gốc. Tuy nhiên hiện nay, chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật là tất yếu của một xã hội hiện đại, văn minh; và đương nhiên nền tảng đạo đức phải luôn được coi trọng;  vấn đề đạo đức công vụ công chức phải được thực hiện một cách nghiêm túc, công bằng vì đây là những vấn đề có tầm quan trọng, ảnh hưởng rất lớn dẫn đến sự thành bại của nền hành chính nước nhà; và tất yếu việc xây dựng con người Việt Nam được đặt lên hàng đầu.  Để thực hiện được ý tưởng này không dễ, mặc dù hiện nay Đảng và Nhà nước đã có  hệ thống các Quy định, pháp luật cơ bản hoàn chỉnh; Những  quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên tương đối đầy đủ.. Tuy nhiên trong tình hình đất nước ta hiện nay còn khó khăn về kinh tế, cơ sở vật chất và lao động trình độ cao chưa đáp ứng yêu cầu, nhưng thiết nghĩ Đảng, Nhà nước cần đầu tư vào khoa học – công nghệ cao, nên ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trọng điểm, tạo chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và tạo lập hệ sinh thái mở để phát triển công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội, sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm khuyến khích phát triển những sản phẩm trọng điểm về công nghiệp, công nghệ thông tin; xây dựng nền tảng các trung tâm dữ liệu, hạ tầng IP, trí tuệ nhân tạo… có biện pháp đánh giá đúng giá trị và thưởng thật hậu cho các công trình nghiên cứu, những phát minh, sáng kiến về những phần mềm tin học thuộc các lĩnh vực. Vì dù có phải trả bằng nhiều tiền, hoặc rất nhiều tiền, nhưng vẫn có lãi lớn vì quá trình vận dụng sẽ lựa chọn được nhân tài thực sự và giữ trọn niềm tin của nhân dân với Đảng, với Nhà nước.

Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong sản xuất thời đại 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã đặt con người trước cuộc cạnh tranh việc làm( Ảnh Internet)

Nhận thức được điều đó, 90 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN , sự quan tâm, lãnh chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Quảng Ninh. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Đầm Hà Đoàn kết, một lòng , chủ động, sang tạo phát huy truyền thống của quê hương anh hùng quyết tâm xây dựng huyện Đầm hà ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Một góc đổi thay thị trấn Đầm Hà

Hiện nay  Đầm Hà đã có sự thay đổi ngoạn mục trong sự phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội. Có thể nói sự kiện được coi là dấu mốc lịch sử trọng đại, thiêng liêng đối với chính quyền và người dân Đầm Hà, thỏa mãn ước mơ, khao khát lâu nay của nhân dân chính là khi Chính phủ ban hành nghị định 59/  NĐ-CP  ngày 29/8/2001 về việc chia huyện Quảng Hà thành hai huyện Đầm Hà và Hải Hà. Huyện Đầm Hà được tái lập mở ra một trang mới cho sự phát triển kinh tế – xã hội của nhân dân các dân tộc trên địa bàn toàn huyện.Với tư duy, sáng tạo, đột phá và bằng những bước đi vững chắc thể hiện tầm nhìn chiến lược Đảng bộ và Chính quyền huyện Đầm Hà đã xây dựng, phát triển  làm thay đổi nhịp sống của nhân dân các dân tộc trên toàn huyện. Sự thay đổi đó có thể điểm qua bằng những kết quả nổi bật cụ thể sau đây:

*Một là: Trong những năm qua, cấp ủy các cấp tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ”, gắn với thực hiện chỉ thị 05 của Bộ chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí minh và Đề án “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế”, tạo sự lan toả sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, mang lại những kết quả quan trọng. Đặc biệt, năm 2018 và 2019, lần đầu tiên huyện tổ chức kỳ thi sát hạch chất lượng đối với 152 cán bộ, công chức cấp xã; 78 cán bộ công chức cấp huyện. Từ năm 2015 đến nay, huyện đã điều động, luân chuyển 74 cán bộ lãnh đạo, quản lý các phòng, ban, các xã, thị trấn; Thực hiện chủ trương gắn luân chuyển với bố trí cán bộ không phải là người địa phương, đến nay toàn huyện có 8/9 xã, thị trấn bí thư đảng ủy không phải là người địa phương. Hoàn thành 100% Bí thư chi bộ đồng thời là Trưởng thôn, bản, khu phố; thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính xã Quảng Lợi vào xã Quảng Tân, tạo được sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

*Hai là:  Công tác xây dựng chính quyền có nhiều chuyển biến tích cực,  năng lực tổ chức, thực hiện nhiệm vụ của huyện và các địa phương, đơn vị được nâng cao. Hoạt động của HĐND các cấp được tăng cường. Công tác điều hành của UBND huyện tiếp tục được đổi mới, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm. Hiện nay toàn Đảng bộ huyện đã có 35 chi, đảng bộ trực thuộc với 2.068 đảng viên; 76/76 thôn, bản khu phố có chi bộ Đảng. Hệ thống chính trị từ huyện, đến cơ sở không ngừng được kiện toàn, củng cố vững mạnh; khẳng định rõ hơn vai trò của các tổ chức đảng trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng.

Hiện nay toàn Huyện có 100% trường học đạt chuẩn quốc gia; Đến nay, toàn huyện đã có 8/9 xã đạt chuẩn tiêu chí xã Nông thôn mới. Huyện Đầm Hà hoàn thành Chương trình 135. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 0,45 %; các xã Tân Lập, Dực Yên và Thị trấn Đầm Hà không còn hộ nghèo; hạ tầng cơ sở vật chất được đầu tư: trường học, Trung tâm Y tế huyện, trung tâm hành chính công, các trụ sở làm việc của các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị…..được đầu tư xây dựng khang trang. Các dịch vụ tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, du lịch… phát triển. Huyện đặt ra mục tiêu phấn đấu năm 2020  hoàn thành mục tiêu về đích chương trình xâydựng nông thôn mới.

*Ba là: Trải qua 72 năm xây dựng và phát triển,  qua 2 lần chia tách, tái lập, mặc dù có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân khó khăn, song với sự quan quan tâm của Trung ương, của Tỉnh, sự lãnh chỉ đạo sáng suốt của Đảng bộ, chính quyền huyện Đầm Hà, phát huy truyền thống anh hùng, Đầm Hà đã từng bước vượt khó đi lên và đạt được những thành tựu quan trọng:  Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm ( 2015 – 2020) ước đạt 14,17%. Quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi tích cực, xu hướng chuyển dịch nhanh từ nông nghiệp sang thương mại, dịch vụ. Tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản chiếm 39,13%; công nghiệp – xây dựng 28,99%; thương mại – dịch vụ 31,88 %. Kinh tế nông thôn phát triển nhanh. Điều kiện sống, sinh hoạt của người dân tăng cao. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 2.620 USD.

*Bốn là:  Trên địa bàn huyện đã thu hút được nhiều dự án lớn, hình thành một số vùng sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt năm 2019, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh về thủy sản tại huyện Đầm Hà được thành lập, tạo bước đột phá về sản xuất giống thủy sản. ( Đầm Hà là huyện duy nhất cung cấp giống tôm sạch bệnh và giống cá biển, nhuyễn thể cho nuôi trồng thủy sản bằng nguồn tại chỗ ra thị trường khu vực ). Cùng với đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển các sản phẩm của địa phương cũng được huyện quan tâm chỉ đạo nhằm làm tăng chất lượng, hiệu quả và giá trị sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm trong chương trình OCOP của huyện. Đến nay, toàn huyện đã phát triển 28 sản phẩm OCOP, Trong đó, 11 sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy đăng ký nhãn hiệu; 10 sản phẩm xếp hạng 3 sao cấp tỉnh trở lên. Nhiều nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ về đất đai, giống, vốn được triển khai hiệu quả tạo điều kiện cho các mô hình trang trại, gia trại, hợp tác xã, kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình phát triển với 43 HTX, 124 trang trại đang hoạt động hiệu quả.

Mọi TTHC của người dân, doanh nghiệp đều được Trung tâm Hành chính công huyện Đầm Hà giải quyết nhanh chóng, thuận tiện

*Năm là: Cùng với sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – thương mại, dịch vụ cũng có sự bứt phá đi lên. Năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng ước đạt 768,7 tỷ đồng; tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ đạt 814 tỷ đồng. Kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ phát triển, mạng lưới thương mại được mở rộng; các loại hình kinh doanh đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa hiện đại. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch, huyện Đầm Hà đã xây dựng và ban hành, triển khai Nghị quyết 22 về phát triển du lịch huyện Đầm Hà đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử người Đầm Hà “ Đoàn kết- Sáng tạo – Tự tin – Thân thiện”; tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi phong tục, tập quán cổ hủ, lạc hậu của người dân; phát huy bản sắc dân tộc, lấy lối sống, nếp sống đẹp, ứng xử văn hóa, văn minh để phát triển du lịch.

* Sáu là: Bên cạnh những bước chuyển mình vô cùng mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực chịnh trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, Quốc phòng – An ninh.  Ngày nay hòa cùng với nhịp sống của thời đại 4.0 huyện Đầm Hà đặc biệt chú trọng trong công tác cải cách hành chính nhằm hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính, cơ chế, chính sách phù hợp với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, trước hết là các thể chế về kinh tế, về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính; tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục tính cục bộ trong việc chuẩn bị, soạn thảo các văn bản; đề cao trách nhiệm của từng cơ quan trong quá trình xây dựng thể chế, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ của nhân dân để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật; tạo mọi điều kiện hỗ trợ  cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân, Góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phòng chống tham nhũng trong cán  bộ, công chức, cải thiện quan hệ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với người dân và doanh nghiệp. Hiện nay 100% cán bộ công chức, viên chức từ cấp xã đến cấp huyện đều sử dụng thành thạo máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lýcông việc hàng ngày. Năm 2019 Trung tâm Hành chính công huyện đã tiếp nhận 11.600 hồ sơ, trong đó số hồ sơ giải quyết trước hạn là 9.433 hồ sơ. Qua khảo sát đánh giá tại Trung tâm Hành chính công huyện số phiếu đánh giá rất hài lòng đạt 91,97% , số phiếu đánh giá hài lòng chiếm 8,03 %. Khảo sát tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả cấp xã số phiếu đánh giá rất hài lòng đạt 95,86%, số phiếu đánh giá hài lòng chiếm 4,11 %. Cổng thông tin thành phần, trang Weseb Đầm Hà, các trang fanpage duyên dáng Đầm hà, du lịch Đầm Hà, câu lạc bộ khởi nghiệp, Hội doanh nghiệp Đàm Hà Trung tâm hành chính công…và các tin tức cần thiết được cập nhật thường xuyên, hiệu quả giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhân dân trên địa bàn huyện và toàn quốc có thể nắm bắt, cập nhật thông tin về Đầm Hà. Nhờ có những cơ chế chính sách phát triểnkinh tế, hướng đi phù hợp của các cấp chính quyền huyện Đầm Hà, nhịp sống của nhân dân trên địa bàn toàn huyện đã có sự thay đổi vô cùng to lớn, tư duy, nhận thức của nhân dân trên toàn huyện thay đổi và có nhiều tiến bộ rõ  nét..được thể hiện ở việc tin tưởng vào các chính sách của Đảng, chính quyền, để thực hiện phát triển kinh tế gia đình, góp phần làm giàu cho quê hương đất nước. Đầm Hà hôm nay đã và đang từng ngày thay da đổi thịt,đời sống của bà con nhân dân ngày càng được nâng cao hòa cùng nhịp sống hiện đại của thời đại 4.0. Trong thời gian tới Đầm Hà sẽ cùng nhà đầu tư Tập đoàn Sun Group ; Bim, HaloZa, TH true milk.. từng bước xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, hòa nhịp cùng sự phát triển chung của toàn tỉnh Quảng Ninh trong thời đại 4.0. Góp phần khẳng định vị thế của huyện Đầm Hà ở vùng đông bắc của tỉnh Quảng Ninh, Phát triển vững mạnh về  chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, Quốc phòng,  An ninh, xứng đáng là huyện Đầm Hà Anh Hùng, phát triển và giàu mạnh , góp phần vào công cuộc xây dựng thành công một xã hội đạo đức tốt đẹp cùng với nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững;  Một xã hội xã hội chủ nghĩa đúng nghĩa. “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Triệu Đại Nghĩa – Trung tâm TT&VH

Trả lời