Chủ đề công tác năm 2020: "Huyện Đầm Hà tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐẦM HÀ

Huyện Đầm Hà có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch. Với điều kiện cảnh quan thiên nhiên phong phú và bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Những năm qua các cấp ủy, chính quyền huyện Đầm Hà đã có nhiều giải pháp triển khai, thực hiện, việc khai thác và phát huy giá trị các di tích danh thắng, văn hóa, các tiềm năng, thế mạnh sẵn có, để từng bước xác định hướng phát triển du lịch của Đầm Hà.

Để Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và giá trị các di tích danh thắng huyện Đầm Hà đã quán triệt và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn, triển khai thực hiện  Nghị quyết TW5 ( khóa VIII) ‘Về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Luật Di sản văn hóa số 28/2001 – QH10, ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 23/2009 – QH12, ngày 18/6/2009, Bên cạnh đó huyện Đầm Hà đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết TW5 ( khóa VIII), trong đó trú trọng, quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Bên cạnh nhằm thực hiện có hiệu quả Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL, của Bộ văn hóa, thể thao và Du lịch về việc “ Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia” UBND huyện Đầm Hà đã thành lập Ban Chỉ đạo Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể tren địa bàn huyện do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, lãnh đạo phòng Văn hóa – Thông tin làm phó trưởng ban, lãnh đạoTTTT&VH,lãnh đạo UBND các xã, thị trấn làm thành viên. Qua triển khai thực hiện, đến nay huyện Đầm Hà đã chỉ đạo triển khai kiểm kê, phân loại 08 di tích, di sản, trong đó có 03 di tích, di sản được Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng ninh công nhận xếp hạng là di tích cấp tỉnh  gồm: (1) Cụm di tích văn hóa  Đình – Chùa – Miếu Đầm Hà; (2) Di tích lịch sử văn hóa Tượng đài anh hùng liệt sỹ Hà Quang Vóc;  (3) Khu di tích khảo cổ – lịch sử – Danh thắng văn hóa cách mạng Rừng cò – Núi Hứa xã Đại Bình. 05 di tích còn lại đã kiểm kê, phân loại là: Đình Tràng Y, khu di tích Đồn Đen, Chùa Sâu, Miếu Cửa sông và Nhà thờ Xứ đạo Hà Lai.  Ngoài ra với lợi thế về vị trí địa lý của 21 km đường biển là cơ hội để Đầm Hà khai thác, đầu tư các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại khu Đảo Đá Dựng, Đảo Cuống…

Thác Bạch Vân

Để khai thác và phát huy tốt tiềm năng du lịch , Năm 2019, huyện Đầm Hà đã ban hành Nghị quyết số 22 – NQ/HU  ngày 24/4/2019 về phát triển du lịch huyện Đầm Hà đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; UBND huyện đã xây dựng đề án “ Phát triển du lịch huyện Đầm Hà đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Đề án “ Bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích khảo cổ, lịch sử, danh thắng, văn hóa cách mạng Rừng Cò, Núi Hứa …; Cũng trong năm 2019, Ban chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết số 23 – NQ/HU  về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Đầm Hà “ Đoàn kêt, sáng tạo, tự tin, thân thiện” đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững về giá trị văn hóa. Qua đó UBND huyện đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử người Đầm Hà “ Đoàn kêt, sáng tạo, tự tin, thân thiện”; Đặc biệt để đảm bảo cho việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm  thúc đẩy du lịch phát triển, UBND huyện đã xây dựng đề án “ Làng văn hóa các dân tộc” tại thôn Tầm Làng, xã Quảng An. Cùng với đó là sự quan tâm, đầu tư, mời gọi các nhà đầu tư, huy động nguồn vốn xã hội hóa, để bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa, du lịch; cụ thể như: ( Năm 2010, huyện khởi công xây dựng Trung tâm Văn hóa các dân tộc huyện và chỉnh trang công viên tượng đài Anh hùng Liệt sỹ Hà Quang Vóc với nguồn kinh phí 55,115 tỷ đồng; Tôn tạo, trùng tu cụm di tích lịch sử ( Đình – Miếu – Chùa) với nguồn kinh phí trên 14 tỷ đồng; năm 2018 huyện đã đầu tư xây dựng Cột cờ tại khu di tích khảo cổ – lịch sử – Danh thắng Rừng cò – Núi Hứa với kinh phí trên 8 tỷ đồng; Nâng cấp, cải tạo khu di tích lịch sử Đồn Đen, Giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án chùa ( Miếu) Sâu …với kinh phí gần 15 tỷ đồng….).

Đảo Đá Dựng

Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về di tích, di sản, văn hóa,danh thắng  được huyện quan tâm; việc gắn kết, phát  huy các giá trị di sản với phát triển văn hóa, du lịch được triển khai có hiệu quả; huyện Đầm Hà đã tổ chức thành công các Lễ hội truyền thống: ( Lễ hội Đình Đầm Hà; Lễ hội Đình Tràng Y, xã Đại Bình; Tuần lễ văn hóa, thể thao các dân tộc huyện). Đặc biệt năm 2019, thực hiện chủ đề công tác năm về “ Xây dựng và nâng cao chất lượng hiệu quả dịch vụ, du lịch”, huyện Đầm Hà đã cụ thể hóa nghị quyết bằng việc tổ chức thành công Hội thi “ Duyên dáng Đầm Hà” lần thứ nhất; hàng năm huyện luôn quan tâm và chủ động tổ chức, tham gia liên hoan ẩm thực, Hội chợ Báo xuân, hoa xuân ; Chỉ đạo phát triển và quảng bá các sản phẩm đặc trựng của địa phương để phục vụ phát triển Du lịch theo chương trình “ Mỗi xã phường một sản phẩm OCOP”..qua chuỗi hoạt động đó đã thu hút hàng nghìn lượt du khách thập phương đến với Đầm Hà, đồng thời đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần và hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn huyện

Hội thi Duyên dáng Đầm Hà

Công tác phát triển du lịch được huyện Đầm Hà triển khai gắn kết thông qua nhiều hoạt động , sinh hoạt văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện như: Hát nhà tơ, hát cửa đình ở xã Đầm Hà; hát đối, hát sán cố ở các xã Quảng Lâm, Quảng An, Quảng Lợi; hát chèo ở xã Quảng An, Quảng Tân; hát giao duyên ở xã Đầm Hà, thị trấn Đầm Hà..; ngoài ra các hoạt động văn nghệ, thể thao cùng được gắn kết để phục vụ cho phát triển du lịch của huyện như:  Đánh con quay, bắn nỏ, kéo co, vật dân tộc, thi trang phục dân tộc truyền thống hoặc là việc dạy hát nhà tơ, múa cửa đình; truyền dạy đánh đàn đáy.. Bên cạnh đó huyện đã có cơ chế hỗ trợ và đầu tư để đảm bảo duy trì hoạt động của Chợ Nông Sản xã Dực Yên; phát huy hiệ quả chợ trung tâm thị trấn, Điểm bán hàng OCOP. Huyện đang có hướng phát triển thêm một số sản phẩm: Trang trại trồng dưa lưới công nghệ 4.0; các điểm du lịch sinh thái,du lịch trải nghiệm ở khu Tài Sẹc Ốc, Bãi Đá Mồ Côi, Thác Diệp Cày, Thác Cá Nhảy ở bản Siệc Lống xã Quảng Lâm ; phát triển Lễ hội Hoa cải ở xã Quảng lợi, du thuyền trên lòng hồ Đầm Hà Động, Đồng thời tiếp tục chỉnh trang đô thị, hệ thống chiếu sáng, mô hình, pano, biển hiệu; sắp xếp, bố trí phương tiện vận chuyển du khách đến các điểm du lịch trải nghiệm; xây dựng các điểm dừng nghỉ, hệ thống nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch; đảm bảo thu gom, xử lý rác thải, nước thải; triển khai các mô hình bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch cộng đồng.

Lễ hội Đình

Hiện nay trên địa bàn huyện Đầm Hà, hệ thống hạ tầng điện, thông tin truyền thông, internet được đầu tư 100% đến các xã, thị trấn, một số điểm có tiềm năng du lịch, cùng theo đó là  12 cơ sở lưu trú với gần 100 phòng nghỉ được công nhận cơ sở lưu trú du lịch địa phương; 20 nhà hàng dịch vụ ăn uống, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Trong đó, Thị trấn Đầm Hà có 06 nhà hàng có sức chứa từ 100 – 500người/nhà hàng, cung cấp các món ăn là đặc sản địa phương, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tất cả điều đó góp phần tạo nên thế mạnh, để huyện Đầm Hà phát huy các giá trị di tích, danh thắng văn hóa và phát triển du lịch.

Đầm Hà là địa phương đang chờ được công bố tuyến, điểm du lịch. Để thúc đẩy du lịch phát triển, huyện Đầm Hà đã xác định hướng đi cho “ngành công nghiệp không khói” của địa phương một cách khá rõ nét: Đc: Nguyễn Thị Thu Hà – Bí thư Huyện ủy cho biết: Trong thời gian tới huyện tiếp tục tạo mọi điều kiện để mời gọi, thu hút những nhà đầu tư về huyện. Đồng thời tiếp tục giữ vững môi trường trong lành, tạo sức hút, điểm nhấn riêng. Tập trung vào xây dựng các trung tâm, điểm đến, làng văn hóa các dân tộc, trung tâm OCOP, trung tâm phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với phát triển nuôi trồng thủy sản và trải nghiệm các hoạt động sản xuất của người dân….

Đến nay, trên địa bàn huyện đã định hình được các tuyến, điểm du lịch cần tập trung phát triển cụ thể như sau:

* Tuyến 1: Trung tâm thị trấn Đầm Hà – xã Đại Bình – xã Dực Yên với các loại hình phát triển theo hướng du lịch văn hóa lịch sử và tâm linh)

* Tuyến 2: Trung tâm thị trấn Đầm Hà – xã Đầm Hà – Biển Đầm Hà, với các loại hình phát triển theo hướng du lịch  dịch vụ, văn hóa lịch sử , tâm linh và du lịch sinh thái biển kết hợp du lịch văn hóa, trải nghiệm.

* Tuyến 3: Trung tâm thị trấn Đầm Hà – xã Quảng An- Xã Quảng Lâm với các loại hình phát triển theo hướng du lịch sinh thái kết hợp du lịch văn hóa, du lịch trải nghiệm, khám phá.

* Các Điểm du lịch: (1) Cụm di tích văn hóa  Đình – Chùa – Miếu Đầm Hà; (2) Di tích lịch sử văn hóa Tượng đài anh hùng liệt sỹ Hà Quang Vóc;  (3) Khu di tích khảo cổ – lịch sử – Danh thắng văn hóa cách mạng Rừng cò – Núi Hứa xã Đại Bình. (4) Đình Tràng Y, (5) khu di tích Đồn Đen; (6) Chùa Sâu (7). Miếu Cửa sông ; (8).Nhà thờ Xứ đạo Hà Lai.  Ngoài ra khi đến với Đầm Hà du khách có thể khai thác, khám phá và trải nghiệm tại các điểm du lịch :(9). Bãi triều biển Đầm Hà , (10).Đảo Đá Dựng,(11).Đảo Cuống; (12).khu Tài Sẹc Ốc, Bãi Đá Mồ Côi, (13).Thác Diệp Cày; (14) Thác Cá Nhảy ở bản Siệc Lống xã Quảng Lâm; (15).Chợ trung tâm; (16). Chợ nông sản; (17).Trung tâm giới thiệu sản phẩm ocop Đầm Hà.

Nghề đan nón của người Dao

Người Dao thêu áo

Hy vọng rằng, với tiềm năng du lịch phong phú và hướng phát triển rõ nét của du lịch Đầm Hà. Trong tương lai gần, huyện Đầm Hà sẽ tập trung quảng bá các sản phẩm du lịch kết hợp sản xuất nông nghiệp và xây dựng “Làng văn hóa các dân tộc”, nhằm tạo thêm cảnh quan cho khu vực, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; giới thiệu, quảng bá các sản vật đặc trưng, khác biệt của địa phương và văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số, giới thiệu sản phẩm truyền thống nghề đan nón Đại Hiệp, thêu tay áo, gấu quần của người Dao…góp phần xây dựng được những điểm du lịch hấp dẫn, không thể thiếu trong hành trình của du khách trên mọi miền đất nước khi đến với Quảng Ninh.

Đại Nghĩa – Trung tâm TT&VH