Chủ đề công tác năm 2020: "Huyện Đầm Hà tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận tổ về một số chương trình mục tiêu quốc gia

Chiều 23/7, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV tiếp tục chia tổ thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Tại trang thông tin:

https://baoquangninh.com.vn/doan-dbqh-tinh-thao-luan-to-ve-mot-so-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-2930868.html

Tham gia thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đánh giá đây là những chương trình mục tiêu có ý nghĩa nhằm giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền trong cả nước. Về giai đoạn 2021-2025, các chỉ tiêu chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cần phân tích sâu hơn, trong đó cần xác định lại chỉ tiêu số hộ nghèo có nhu cầu được tiếp cận dịch vụ viễn thông; cần xác định tiêu chí đánh giá huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xác định tỷ lệ tham gia của người dân thoát nghèo như thế nào, hướng tới bỏ tư tưởng giảm nghèo luân phiên; có giải pháp mang tính đột phá hơn, tránh tư duy đuổi theo và tính đến giải pháp đi trước, đón đầu (đào tạo nghề đi lao động nước ngoài phải tính đến bài toàn ngoại ngữ); đào tạo nghề cần làm theo đơn đặt hàng, nhu cầu tuyển dụng và chỉ đầu tư cho người học, không đầu tư cho cơ sở đào tạo vì nhà nước đã đầu tư kinh phí cơ sở vật chất từ trước.Đại biểu Trần Thị Kim Nhung, phát biểu thảo luận tại tổ.

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Trần Thị Kim Nhung phát biểu thảo luận tại tổ 9.

Bên cạnh đó, các ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đề nghị cần bổ sung vào dự thảo nghị quyết của Quốc hội một số nội dung, như: Cần xác định thực trạng hộ nghèo, cận nghèo; giữ nguyên chỉ tiêu giảm hộ nghèo như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; cần thống nhất 3 chương trình (xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế cho vùng đồng bào dân tộc miền núi) để tích hợp chính sách và lồng ghép nguồn lực cho cùng một địa bàn.

Về quy định tổ chức thực hiện, cần hoàn thiện chính sách giảm nghèo đa chiều sớm và có định hướng để các địa phương ban hành chính sách nếu không sẽ chậm cho địa phương vì hiện nay có nơi như Quảng Ninh đã ban hành chính sách cho năm 2022. Thống nhất Trung ương có một ban chỉ đạo và 3 nhánh điều phối và phân cấp mạnh cho địa phương chủ động triển khai các chương trình, dự án.

Ngoài ra, cần xem lại hiệu quả của chính sách xây dựng NTM thời gian qua; cần tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông, điện, nước trong xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; cần tính toán các phương án để tiên lượng dự báo tình hình trong quá trình triển khai các chỉ tiêu về môi trường; xác định người nông dân là chủ thể xây dựng NTM, từ đó đào tạo người nông dân để họ làm chủ, phát triển được văn hóa con người và không gây ô nhiễm môi trường…

Mạnh Trường